Wednesday, December 9, 2015

CEO là gì? CEO có quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ gì?

CEO – Tổng Giám đốc, Giám đốc hay Giám đốc điều hành tùy theo cách gọi là người quản lý điều hành cao nhất trong một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật. Vậy CEO thường làm gì? Quyền, nghia vụ của CEO được quy định như thế nào. Dựa trên những quy định của pháp luật (Luật Doanh nghiệp – Phần quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc) và trong thực tế quản trị, điều hành công ty, luật sư Tống Văn Thủy – Công ty luật TNHH tư vấn Hoàng Minh đưa ra đánh giá, tổng hợp các công việc CEO thường làm cơ bản như sau.

Hoạch định

- Chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;
- Chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch, ngân sách của các khối/phòng để thực thi kể hoạch kinh doanh của công ty;
- Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm;
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.
Phát triển sản phẩm mới
- Quyết định các tuyến sản phẩm mới và đa đạng hoá các sản phẩm hiện hữu
Xây dựng thương hiệu
- Qyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty;
- Quyết định các chương trình thu hút khách hàng.

Tài chính

- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính trước Hội đồng quản trị;
- Duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt về tài chính;
- Duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyệt;
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bảng cân đối kế toán,báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình cho Hội đồng quản trị để thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.

Đầu tư

- Thẩm định các dự án đầu tư;
- Duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư;
- Duyệt kế hoạch vay, mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Chính sách
- Duyệt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.

Tổ chức

- Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;
- Phê duyệt cấu trúc tổ chức của công ty, khối, phạm vi trách nhiệm;
- Duyệt cấu trúc lương, thang bảng lương, các yếu tố trả lương;
- Duyệt quy chế tiền lương, tiền thưởng;
- Duyệt kết quả đánh giá cán bộ và quyết định mức khen thưởng cán bộ.

Quyết định, Quy chế

- Duyệt các quy định, quy chế điều hành của toàn công ty;
- Duyệt quy định khấu hao tài sản cố định.

Hoạt động điều hành

- Thoả thuận và duyệt các mục tiêu cho các giám đốc chức năng;
- Đánh giá hoạt động của các Khối và điều chỉnh những kế hoạch cần thiết;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Hội đồng quản trị;
- Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;
- Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc và pháp luật.
Trên đây là đánh giá, tổng hợp của luật sư Tống Văn Thủy về các công việc của CEO. Việc tổng hợp, đánh giá trên có thể chưa hoàn toàn đầy đủ và mang tính chủ quan do đó rất mong nhận được sự góp ý của các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp để có thể đưa ra được bản mô tả công việc của CEO được chi tiết, đầy đủ hơn.

Tống Văn Thủy – Luật sư

No comments:

Post a Comment